Khu vực ăn uống là linh hồn của nhà hàng. Khách hàng chi tiêu 98% thời gian trong khu vực này.
- Khu vực chỗ ngồi: Cần thiết kế để dù một ghế hay bốn ghế, hoặc hơn thì không gian vẫn phù hợp. Giữa mỗi bàn ăn nên có tiêu chuẩn cách nhau từ 3 – 4 ft để tránh bất kì trường hợp hỗn loạn hay xáo trộn. Cần có không gian rộng rãi cho phép chuyển động tự do và liên tục theo nhu cầu.
- Khu vực chờ đợi: Thường bị bỏ qua trong thiết kế nhà hàng. Tuy nhiên nó cũng không kém phần quan trọng, khu vực này nên có đủ không gian để khách ngồi chờ khi đợi bàn và món ăn.
- Khu vực POS hoặc hệ thống thanh toán tự động: POS nên được đặt tại nơi tối đa hóa hiệu quả. Nên có sự giảm thiểu việc chạy qua lại giữa các trạm thanh toán.
Nhà bếp
Bếp được thiết kể chủ yếu dựa vào quan điểm của đầu bếp, kiến trúc sư và chủ nhà hàng. Dù như thế nào, thì căn bếp vẫn phải đáp ứng những yêu cầu sau:
- Các khu vực làm việc trong bếp phải được xác định cụ thể: khu vực chuẩn bị, sơ chế, trang trí, đóng gói và khu vực vệ sinh.
- Cách bố trí phù hợp để nhân viên nhà bếp di chuyển nhanh chóng, hiệu quả. Cung cấp đủ không gian vô cùng quan trọng để tránh các tai nạn khi làm bếp.
- Thông gió tốt đảm bảo sức khỏe cho nhân viên và cũng giảm các nguy hiểm trong khu vực làm bếp.
- Phòng vệ sinh của nhân viên nên để sau tòa nhà, tránh khu vực bếp núc.
Phòng vệ sinh của nhà hàng
Nhà vệ sinh sạch sẽ không thể tách rời trong trải nghiệm ăn uống của khách hàng khi tới nhà hàng của bạn. Phòng vệ sinh có thể để lại ấn tượng lâu dài trong tâm trí của khách hàng.
Những lưu ý trong thiết kế nhà vệ sinh:
- Nhà vệ sinh có thể dễ dàng tìm kiếm đối với tất cả khách hàng.
- Khuyến khích có nhà vệ sinh cho người khuyết tật
- Nhà vệ sinh cần trang bị đầy đủ tiện tích.
- Nên được lắp ánh sáng phù hợp.
- Còn những lưu ý về các chi tiết khác như kho, hệ thống điện, hệ thống thoát nước, hệ thống rửa, chúng tôi sẽ giới thiệu thêm đến bạn trong các nội dung bài viết liên quan.
Kế hoạch xây dựng nhà hàng
Điều đầu tiên bạn cần làm là bắt đầu tổng quan về toàn bộ kế hoạch kinh doanh của mình.
- Bạn có thể phân tích dựa trên thế mạnh của bản thân mình, mình có giỏi nấu ăn, mình có ý tưởng sáng tạo nào, mình có thể quản lý nhà hàng với quy mô ra sao.
- Nếu có thể bạn nên khái quát càng chi tiết càng tốt, bạn nên tự đặt ra những câu hỏi và giải quyết từng vấn đề một: định hướng nhà hàng bạn sẽ hướng đến đối tượng khách hàng nào, thực đơn sẽ bao gồm những món ăn nào, nguồn nguyên liệu, thực phẩm sẽ lấy ở đâu.
- Bạn cần có những ý tưởng cơ bản về tên, địa điểm và định hướng phong cách nhà hàng của bạn là gì?
- Việc xác định phong cách kinh doanh sẽ giúp bạn hình dung được nguồn vốn cần đầu tư, nếu có kế hoạch kinh doanh nhà hàng sang trọng thì bạn sẽ cần chuẩn bị nhiều vốn hơn, ngược lại nhà hàng bình dân thì vốn sẽ ít hơn rất nhiều.
- Đây được xem là bước quan trọng bạn cần làm rõ nếu muốn có kế hoạch kinh doanh hoàn thiện và chi tiết.
- Xác định đối tượng khách hàng: nhà hàng bạn sẽ phục vụ cho những ai, những người lớn tuổi, nhân viên văn phòng vào giờ ăn trưa, gia đình,….
- Nghiên cứu đối thủ: đầu tiên bạn cần xác định được đối thủ của mình là ai, tìm hiểu càng nhiều càng tốt bao gồm giá cả, cơ sở khách hàng, thời gian phục vụ. Đồng thời bạn cũng cần có sáng kiến trong đầu để làm sao cạnh tranh với họ.
- Phương thức tiếp thị: bạn định sử dụng phương pháp gì để quảng bá cho nhà hàng của mình? Bạn sẽ nhắm đến mục tiêu khách hàng như thế nào? Có thể là một buổi trải nghiệm, dùng thử miễn phí cho khách hàng vào các khung giờ nhất định, điều này không chỉ giúp khách hàng biết đến bạn, tạo sự khác biệt so với đối thủ cạnh tranh mà còn là phương thức tiếp cận khách hàng tiềm năng rất tốt. Điều bạn cần làm là lên kế hoạch chi tiết về hình thức quảng cáo bạn sẽ áp dụng: phát tờ rơi, PR trên truyền hình, báo,….
Chi phí xây dựng nhà hàng
Dưới đây là dự toán chi phí mới kinh doanh nhà hàng chi tiết nhất bạn có thể tham khảo qua.
Chi phí đầu tư mặt bằng
Diện tích tối thiểu để mở một nhà hàng ăn uống là từ 50 – 100m2. Theo đó, khoản tiền bạn cần bỏ ra để thuê mặt bằng mở nhà hàng vào khoảng 30 – 60 triệu đồng. Tính trung bình giá thuê mặt bằng là 10 triệu đồng/tháng (mức giá này có thể tăng hoặc giảm tùy vào vị trí, khu vực thuê).
Thông thường chủ thuê đều yêu cầu đặt cọc trước từ 3 – 6 tháng. Như vậy, với giá thuê khoảng 10 triệu, khoản chi phí ban đầu bạn phải bỏ ra đầu tư vào mặt bằng mở nhà hàng phải đến 60 triệu đồng. Sau khi đã tìm được mặt bằng, bạn cần thực hiện công đoạn xin giấy phép kinh doanh và giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm trước khi mở nhà hàng.
Chi phí trang trí
Bộ mặt của nhà hàng, quán ăn rất quan trọng. Một vẻ ngoài bắt mắt và lung linh sẽ giúp nhà hàng của bạn thêm hút khách. Vậy mở nhà hàng cần bao nhiêu vốn để trang trí, sắm sửa vật dụng? Con số tối thiểu phải từ 80 – 100 triệu đồng. Các khoản chi bao gồm:
- Chi phí sơn phết hoặc vẽ trang trí: từ 10 – 20 triệu đồng.
- Chi phí mua sắm bàn ghế: dao động vào khoản 30 – 40 triệu đồng với những bộ bàn ghế thông dụng bằng nhựa, inox hay gỗ. Một cửa hàng có diện tích tầm 80m2 thì cần đầu tư khoảng 20 bộ bàn ghế.
- Chi phí mua vật dụng nhà bếp (bếp gas, nồi niêu xoong chảo, chén dĩa,…): khoảng 35 triệu đồng.
- Chi phí mua tủ bảo quản thực phẩm: gồm tủ đông và tủ bảo quản rau củ, cần khoảng 20 triệu đồng.
Chi phí mua nguyên liệu
Nguyên liệu chính là khâu tốn kém nhất trong nguồn vốn đầu tư kinh doanh nhà hàng, quán ăn. Vì nguyên liệu để chế biến thường rất dễ hư hỏng nếu không được bảo quản đúng cách hay bảo quản quá lâu. Dù vậy, vốn đầu tư vào việc mua nguyên liệu đôi khi chiếm đến 40% doanh thu của nhà hàng.
Mở nhà hàng cần bao nhiêu vốn nhập nguyên liệu thì phù hợp? Câu trả lời chính là:
- Thực phẩm tươi, nguyên liệu chế biến nên nhập mới mỗi ngày với mức trung bình từ 2 – 5 triệu đồng/ngày. Mức nhập này có thể thay đổi tùy theo tình hình kinh doanh của nhà hàng.
- Số tiền cần mua gia vị dùng trong thời gian đầu (khoảng 1 tháng) vào khoảng 3 triệu đồng.
Chi phí thuê nhân sự
Nhà hàng kinh doanh thì không thể không có nhân viên phục vụ và bếp. Nếu tính lương trung bình của một nhân viên phục vụ toàn thời gian là 4 triệu đồng/tháng và đầu bếp là 5 triệu đồng/tháng, thì bạn cần chi ít nhất 9 – 10 triệu/tháng cho khâu nhân sự.
- Trường hợp bạn là người quản lý kiêm đầu bếp chính thì có thể tiết giảm được ít nhiều chi phí này. Tuy nhiên, khi đó bạn nên tăng số lượng nhân viên để đảm bảo phục vụ khách hàng chu đáo hơn. Đồng thời công tác quản lý và quy trình phục vụ cũng cần thực hiện bài bản, chuyên nghiệp nhằm giảm thất thoát.
- Với 4 bước tính chi phí mở nhà hàng cần bao nhiêu vốn thì con số cụ thể bạn cần phải đầu tư ban đầu vào khoảng 300 – 500 triệu đồng cho một nhà hàng nhỏ.
Tư vấn thiết kế xây dựng nhà hàng trọn gói
- Tư vấn thiết kế thi công nhà hàng Buffet
- Thiết kế thi công trang trí nhà hàng ăn uống.
- Thiết kế nhà hàng, khách sạn cao cấp.
- Tư vấn thiết kế thi công nhà hàng thức ăn nhanh.
- Tư vấn thiết kế xây dựng nhà hàng tiệc cưới.
- Tư vấn thiết kế thi công nhà hàng phong cách Nhật, Hàn Quốc, Châu Âu, …
- Tư vấn thiết kế thi công nhà hàng bình dân
Hình thành và hoạt động trong suốt thời gian qua, việc thiết kế xây dựng nhà hàng giá rẻ không còn xa lạ đối với mỗi nhân viên thiết kế trong công ty. HẢI ÂU luôn thực hiện công việc theo một kế hoạch, một quy trình để đảm bảo tiến độ và tiện trong việc giám sát dự án khi thi công hoàn thiện.